Tóm tắt
Đối với mô hình doanh nghiệp nhỏ, việc marketing sản phẩm/dịch vụ thường gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là khi tham gia vào thị trường cạnh tranh gay gắt hoặc biến động lớn thị trường (chẳng hạn như dịch Covid – 19 hiện tại) sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi .
4 thách thức phổ biến nhất mà chủ doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt khi làm marketing cho doanh nghiệp của mình.
1. Thiếu hụt khách hàng tiềm năng
Một trong những thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp nhỏ là tìm kiếm khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của mình. Hiện nay, khách hàng thường tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ trên những kênh quảng cáo trực tuyến trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Việc tạo lập tệp khách hàng tiềm năng thông qua chiến dịch marketing bằng việc sử dụng content marketing trên mạng xã hội, quảng cáo trả tiền & miễn phí (SEO) trên Google và những kênh truyền thông Online khác là điều kiện tiên quyết với doanh nghiệp nhỏ trong thời đại hiện nay.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng – Yếu tố quan trọng nhất của quá trình marketing. Để marketing hiệu quả thì việc đầu tiên mà doanh nghiệp nhỏ cần phải làm là nhận diện chân dung khách hàng mua hàng để xác định chiến dịch marketing mà doanh nghiệp nhắm tới nhóm khách hàng (Khu vực địa lý, Độ tuổi – Giới tính, Nghề nghiệp, Sở thích, Hành vi,…).
Chọn kênh truyền thông phù hợp với việc kinh doanh và xác định giai đoạn tiếp cận khác nhau trong toàn bộ quá trình kinh doanh. Sử dụng công cụ Digital Marketing giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, hiệu quả trong việc tạo dựng tệp khách hàng tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
2. Thiếu kiến thức marketing
Nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện nay không có chuyên gia marketing có trình độ chuyên môn để xử lý những hoạt động marketing hàng ngày của doanh nghiệp mình. Vì thế, việc thuê chuyên gia marketing hoặc Agency để triển khai Marketing sẽ là một ý tưởng không tồi đối với doanh nghiệp nhỏ.
Bạn cũng có thể xem xét đào tạo đội ngũ marketing trong nội bộ doanh nghiệp của mình thông qua hình thức học trực tuyến: Khóa học miễn phí được cung cấp bởi Học viện HubSpot với những bài giảng chất lượng rất phù hợp với doanh nghiệp nhỏ không có nhiều ngân sách.
3. Thiếu hụt thời gian
Đôi khi, chủ doanh nghiệp nhỏ quá bận rộn trong việc điều hành doanh nghiệp nên không có đủ thời gian với hoạt động marketing. Tự động hóa, O2O (Offline to Online) marketing có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đặc biệt là đối với doanh nghiệp không có bộ phận marketing riêng biệt.
Có nhiều công cụ có sẵn (miễn phí & trả phí) giúp doanh nghiệp nhỏ trong quá trình tự động hóa việc triển khai marketing. Những công cụ này được sử dụng để phân tích, quản lý triển khai & báo cáo đo lường hoạt động marketing khác nhau. Tất cả đều được thực hiện dễ dàng, số liệu cụ thể mà không cần tốn quá nhiều công sức như hình thức Offline.
- Những công cụ Online Marketing giúp doanh nghiệp tăng trưởng đột phá & bền vững
- 5 công cụ digital marketing giúp bạn thấu hiểu insight khách hàng
4. Ngân sách marketing không đủ
Doanh nghiệp nhỏ thường không quá nhiều ngân sách đối với hoạt động marketing. Tuy nhiên, có nhiều chiến lược marketing phù hợp với ngân sách thấp mà doanh nghiệp nhỏ có thể lựa chọn. Bạn có thể xem xét việc phát triển mối quan hệ với những cá nhân có tầm ảnh hưởng với khách hàng để qua đó thực hiện chiến lược marketing dựa trên mối quan hệ đó, sẽ tiết kiệm tương đối ngân sách Marketing cho doanh nghiệp. Hợp tác kinh doanh chéo với những đơn vị có cùng tệp đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp cho chi phí marketing giảm đi đáng kể.
Rà soát vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang gặp phải trong hoạt động marketing: Thiếu khách hàng tiềm năng, kiến thức, thời gian hay tiền bạc và đưa ra giải pháp khắc phục cho vấn đề đó. Nếu bạn luôn nỗ lực, những thách thức trên sẽ không còn rào cản với hoạt động marketing của doanh nghiệp mình.