Internal Links – các liên kết nội bộ trong SEO là gì?

Đối với việc thực hiện SEO, Internal Link (liên kết nội bộ) đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Một Website chứa các liên kết nội bộ được sắp xếp hợp lí, tiện lợi, phù hợp vừa đem cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời, vừa giúp website phát triển, đạt được những thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

1, Internal Link (link nội bộ) là gì?

Internal Link (hay còn gọi là liên kết nội bộ) là các liên kết trỏ từ trang này sang trang khác, từ nội dung này sang nội dung khác ở trong cùng một website (cùng một domain – tên miền). Nói cách khác, liên kết nội bộ dùng để điều hướng các trang trong cùng một website.

Các loại Internal Link – link nội bộ thường thấy khi truy cập trên mạng xã hội có thể kể đến như:

  • – Liên kết từ trang chủ đến các danh mục, từ danh mục đến các bài viết có nội dung đề cập đến.
  • – Liên kết từ bài viết này đến các bài viết khác: thường thông qua việc sử dụng các Anchor Text
  • – Liên kết từ các menu footer.

Trên đây, ClickOn chỉ đưa ra một số dạng Internal Link phổ biến, thực tế khi phát triển một Website, các liên kết nội bộ rất đa dạng, đặt dưới nhiều hình thức khác nhau.

2, Internal Link (liên kết nội bộ) đem lại lợi ích gì?

Internal Link là như vậy, nhưng thực chất nó có tác dụng gì với website hay không?

Các link nội bộ trỏ từ trang chủ đến các danh mục, các danh mục đến nội dung bài viết giúp các danh mục trong website được sắp xếp theo cấu trúc rõ ràng, gọn gàng, tạo thành 1 hệ thống Menu giúp người dùng truy cập thuận tiện, có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin liên quan đến các phương diện khác nhau trong cùng một Website.

internal-link-seo-la-gi-02

Một Website mà trong đó chỉ có một số bài viết được xếp hạng trên các trang đầu của công cụ tìm kiếm, người dùng truy cập nhiều, nếu đặt trong các trang đó các link nội bộ, dẫn đến một trang ít phổ biến hơn cũng giúp trang tăng lượng người truy cập dù không được xếp hạng ở các vị trí trên đầu. Hơn nữa, việc này cũng cải thiện thứ hạng cho các trang được liên kết nội bộ dẫn tới.

internal-link-seo-la-gi-04

Các liên kết nội bộ giúp Website thu hút nhiều lượng traffic tự nhiên.

Internal Link là một yếu tố quan trọng trong xếp hạng từ khóa. Khi chèn một liên kết nội bộ dưới dạng từ khóa đạt hiệu quả, sẽ giúp tăng thứ hạng từ khóa.

traffic-la-gi-01

ng tốc độ Index: Index là quá trình mà Spider của công cụ tìm kiếm tìm thấy dữ liệu từ 1 website nào đó, sau đó lưu trữ lại, đánh giá và so sánh mức độ uy tín của dữ liệu đó. Tốc độ Index nhanh là một yếu tố mà những quản trj Website luôn mong muốn khi làm SEO cho Website của mình. 

internal-link-seo-la-gi-06 (1)

Đồng thời, đối với người truy cập, các liên kết nội bộ này cũng cung cấp thêm các thông tin chi tiết, giúp người truy cập hiểu rõ hơn về nội dung bài viết cùng các thông tin liên quan.

3, Xây dựng Internal Link (Link nội bộ) hiệu quả

3.1. Internal link nên đặt ở đâu?

Internal Link (liên kết nội bộ) nên được đặt ở những trang có xếp hạng cao, uy tín, thu hút nhiều lượt truy cập lớn.

Liên kết nội bộ nên đặt ở các bài viết cung cấp nhiều thông tin đa dạng, quan trọng, hữu ích đối với người truy cập.

Liên kết nội bộ cũng nên đặt tại trang chủ của Website của bạn.

Liên kết nội bộ đặt trong nội dung bài viết sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với các liên kết nội bộ đặt tại

3.2. Lưu ý khi xây dựng Internal Link (liên kết nội bộ)

Trước khi xây dựng Internal Links (liên kết nội bộ) cần chú ý:

  • – Cấu trúc website: Cần phải hình dung và phác thảo trước cấu trúc website mà bạn muốn xây dựng để khi bắt tay vào làm có thể nhanh chóng đặt liên kết nội bộ vào nơi phù hợp: trang chủ như thế nào, menu bao gồm các danh mục gì, trong các danh mục chứa các danh mục nhỏ nào hay không, mỗi danh mục đặt các nội dung bài viết thế nào?

internal-link-seo-la-gi-07

  • – Nội dung Website: phải xác định được rõ ràng website hướng đến vấn đề gì, nội dung chính hướng đến là gì? Trong Website xác định được trang nào sẽ thu hút được nhiều lượt traffic, thuận tiện nhất cho việc sử dụng liên kết nội bộ đảm bảo có hiệu quả tốt nhất.

Khi xây dựng các Internal Links  (các liên kết nội bộ), cần chú trọng đến các vấn đề sau:

  • – Về nội dung các liên kết: đảm bảo nội dung các liên kết phải là nội dung liên quan đến trang đặt liên kết nộ i bộ đó. Tuyệt đối không được thêm vào các nội dung ngoài lề, không liên quan, sai lệch, spam, lừa dối người truy cập. Nội dung phải được chọn lựa phù hợp. Đặc biệt, các Anchor Text phải đa dạng, chứa từ khóa muốn SEO nhưng không được gò bó.

internal-link-seo-la-gi-08

  • – Mật độ của Internal Links trên 1 trang: không được đặt quá nhiều, tràn lan, trùng lặp…
  • – Cố gắng xây dựng sao cho các liên kết nội bộ của website cùng hướng được đến một vài trang có nhiều traffic nhất, xây dựng được uy tín, xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
  • – Khi xây dựng Internal Links, hãy cố gắng sao cho các trang trên website đều được liên kết, tránh tình trạng chỉ liên kết đến một vài trang.
  • – Một công cụ hữu hiệu ClickOn khuyến khích các bạn có thể sử dụng là Breadcrumbs: đây là một thẻ điều hướng phụ được sử dụng trên trang nhằm tối ưu tương tác của người dùng website, thường được đặt ở đầu hoặc cuối bài viết, giúp người đọc hình dung được mình đang lướt đến phần nào của website, đang ở trang nào trong website và có thể dễ dàng điều hướng đến các nội dung khác trên website.

internal-link-seo-la-gi-09 (1)

Internal Links (liên kết nội bộ) có một vai trò vô cùng quan trọng với những ai muốn thực hiện SEO cho Website của mình. Thông qua bài viết trên đây, ClickOn cung cấp những thông tin cụ thể, chi tiết về liên kết nội bộ, hi vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ và áp dụng các liên kết nội bộ cho website để đạt được hiệu quả cao nhất.



Bài viết liên quan