9 lý do vì sao website của bạn SEO mãi không lên TOP

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-1

Bạn dành rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức và đặt hết tâm huyết của mình vào một trang web nhưng SEO mãi vẫn không lên top. Trong khi đó, website của đối thủ cạnh tranh luôn được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google. Vậy lý do là gì? Việc tìm ra nguyên nhân để đưa website của bạn lên top không phải điều dễ dàng. Tuy nhiên, không gì là không thể nếu bạn đọc ngay bài viết này.

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-1

Làm thế nào để xác định nguyên nhân khiến website không lên TOP?

Có rất nhiều lý do vì sao trang web của bạn không được xếp hạng cao. Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra chìa khóa giải mã cho những vấn đề đang gặp phải.

Ví dụ, bạn cần xem xét liệu website của mình không được xếp hạng hay không được xếp hạng cao. Chìa khóa của vấn đề nằm ở đây.

Nếu một trang web không được xếp hạng cao thì chứng tỏ Google đang đánh giá thấp nội dung của website.

Nếu trang web hoàn toàn không được xếp hạng, điều này có nghĩa là Google không biết website của bạn tồn tại hoặc đang bị chặn bởi file robots.txt. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng website của bạn mãi không lên TOP nhé!

Nguyên nhân khiến website không lên TOP trên Google?

1. Website không được lập chỉ mục trong Google

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến website của bạn không thể lên top tìm kiếm Google là do trang web của bạn không được Google lập chỉ mục. Điều này có nghĩa là Google không biết trang web của bạn tồn tại nên không thể đưa trang web của bạn vào kết quả tìm kiếm. Do đó, hãy chắc chắn website đã xuất hiện trên Google trước khi thực hiện bất cứ công việc nào khác để tối ưu hóa.

Có rất nhiều cách để kiểm tra xem website đã được Google lập chỉ mục hay chưa. Trong đó Google Search Console thường được sử dụng phổ biến nhất.

Hướng dẫn các bước kiểm tra website lập chỉ mục:

Bước 1: Truy cập vào Google Search Console

Truy cập Google Search Console theo đường link sau:

https://support.google.com/webmasters/answer/9012289?hl=en

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-2

Sau khi truy cập vào đường link trên, màn hình sẽ hiển thị giao diện như trên. Tiếp theo, chọn Open the URL Inspection Tool.

Bước 2: Kiểm tra website đã được lập chỉ mục hay chưa

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-3

Nhập URL vào thanh tìm kiếm. Sau khi nhập URL xong, hãy đợi 1 lúc để Google kiểm tra URL của bạn nhé.

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-4

Nếu màn hình hiển thị “Trang đã lập chỉ mục”, có nghĩa là website của bạn đã được lập chỉ mục rồi đấy.

Chỉ với vài thao tác đơn giản, nhanh chóng, bạn sẽ biết được rằng Google đã lập chỉ mục trang hay chưa và kiểm tra vấn đề gặp phải khi thu thập dữ liệu. Đồng thời, công cụ cũng sẽ cung cấp một số lý do vì sao website của bạn không có trong chỉ mục. Kiểm tra URL sẽ khắc phục được một số vấn đề trong số đó.

2. Từ khóa mục tiêu quá cạnh tranh

Khi thực hiện chiến lược SEO cho website, một trong những khó khăn mà nhiều người thường gặp phải là việc chọn lựa và tối ưu hóa từ khóa mục tiêu. Đặc biệt, khi các từ khóa mục tiêu của bạn quá cạnh tranh, việc đạt được thứ hạng cao trên Google có thể trở nên vô cùng khó khăn. Từ khóa cạnh tranh thường là những từ khóa có lượng tìm kiếm lớn và được nhiều website khác nhau cố gắng đạt được thứ hạng cao. Để kiểm tra từ khóa, bạn có thể sử dụng SEMRUSH hoặc Google Keyword Planner.

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-5

Trong bài viết nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra từ khóa bằng Google Keyword Planner.

Bước 1: Truy cập vào Google Keyword Planner ngay tại đây

Bước 2: Sau đó chọn mục Lập kế hoạch -> Công cụ lập kế hoạch từ khóa -> Khám phá các từ khóa mới

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-6

Bước 3: Kiểm tra từ khóa bằng cách gõ tên từ khóa mà bạn muốn tìm kiếm. Sau đó nhấn vào “Nhận kết quả”

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-7

 

Bước 4: Kiểm tra mức độ cạnh tranh của từ khóa

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-8

Ở ví dụ trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy từ khóa “son môi’ có mức độ cạnh tranh cực kỳ cao. Trong trường hợp này, giải pháp mà bạn có thể áp dụng đó là tập trung vào các từ khóa dài (long-tail keywords) hoặc từ khóa phụ. Các từ khóa dài hay các từ khóa phụ thường ít cạnh tranh hơn, nhưng lại có lượng tìm kiếm khá ổn định.

3. Website mới toanh

Đối với một trang web mới xây thì việc lên top tìm kiếm Google là điều không hề dễ dàng. Website mới thường chưa có nhiều backlinks hay nội dung hấp dẫn, Google chưa có nhiều thông tin để xác định vị trí trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, đừng lo lắng, vì có một số cách bạn có thể tăng cường SEO cho trang web mới của mình.

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-9

Việc đầu tiên để nâng cao thứ hạng SEO của trang web mới là tạo ra nội dung chất lượng. Nội dung cần cung cấp giá trị cho người đọc và phải liên quan đến từ khóa mà bạn muốn xếp hạng. Từ khóa nên phản ánh nội dung của trang web và những gì mà người dùng có thể tìm kiếm. Hãy sử dụng từ khóa này một cách tự nhiên trong nội dung, tiêu đề, phụ đề và meta descriptions.

Bên cạnh đó, Backlinks cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho SEO, đặc biệt đối với trang web mới. Bạn có thể xây dựng backlinks bằng cách viết bài guest post cho các trang web khác cùng chủ đề, hoặc tạo ra nội dung chất lượng mà người khác muốn liên kết tới.

4. Liên kết nội bộ kém

Liên kết nội bộ, hay còn được gọi là internal link, là một loại siêu liên kết giúp kết nối giữa hai trang trên cùng một website.

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-10

Liên kết nội bộ không chỉ giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung và cấu trúc của trang web, mà còn giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin hơn. Khi liên kết nội bộ kém, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng của Google trong việc tìm kiếm và lập chỉ mục các trang web của bạn, dẫn đến việc giảm thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm.

5. Nội dung website thiếu chất lượng

Nếu nội dung của bạn không hữu ích và thu hút được đối tượng mục tiêu thì rất khó để giữ chân họ lại. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng SEO của bạn.

Một số yếu tố khiến nội dung của website kém chất lượng như sử dụng từ khóa chính quá nhiều mà không có sự cân đối giữa các từ khóa phụ và từ khóa liên quan; nội dung trùng lặp; cấu trúc bài viết; mức độ liên quan của từ khóa,…

Ngay cả khi nội dung của bạn hữu ích, nhiều thông tin và độc đáo, Google vẫn có thể đánh giá nội dung khác cao hơn trên bảng xếp hạng. Như thế sẽ rất khó cho website của bạn nằm ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm.

Ví dụ: trang web lĩnh vực may mặc của bạn đang cố gắng thúc đẩy SEO cho một trang về kỹ thuật thêu. Một số từ khóa bạn có thể tìm kiếm và tin rằng trang web của mình sẽ được xếp hạng:

  • Thêu là gì?
  • Mũi thêu là gì?
  • Cách làm cho mũi thêu trông gọn gàng hơn?

Bạn nhận ra Google đang hiển thị nhiều video trong SERPs cho các từ khóa này. Trang nội dung của bạn lại đề cập đến “kỹ thuật thêu thùa qua các thời đại”. Vậy thì website của bạn có cơ hội được xếp hạng trên những video như thế không?

Google cho rằng, người dùng sẽ hài lòng hơn khi tìm kiếm thông tin qua một video. Việc đưa video có nội dung bằng văn bản có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các trang khác.

6. Website đang chặn Google bằng robots.txt

Google có thể truy cập và lấy thông tin từ website, từ đó phân tích, đánh giá và quyết định thứ hạng của một trang web. Nếu một trang web không được xếp hạng, có thể là do Google không thể truy cập vào trang đó.

Thông thường, những người làm SEO sẽ sử dụng nhiều phương pháp để ngăn chặn các bot tìm kiếm truy cập vào các trang mà họ không muốn chúng thu thập dữ liệu. Ví dụ, họ có thể sử dụng tệp tin robots.txt hoặc bảo mật bằng mật khẩu để ngăn con bot thu thập thông tin trên website.

Lúc này, Google sẽ không biết đến web của bạn và không thể nào đánh giá và xếp hạng trang web. Do đó, dù bạn có cố gắng nhiều thế nào thì việc SEO top Google cũng là điều không thể.

7. Trang web không có đủ Backlinks chất lượng cao

Backlinks là những liên kết từ các trang web khác đến trang web của bạn. Backlink giống như một phiếu bầu tin cậy về chất lượng và độ uy tín của một website. Khi một trang web có uy tín liên kết đến trang web của bạn, không chỉ dẫn dắt người dùng đến trang của bạn mà còn nói với Google rằng trang web của bạn có giá trị và đáng tin cậy.

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-11

Tuy nhiên, không phải tất cả backlinks đều được tạo ra như nhau. Backlinks chất lượng cao – những liên kết từ các trang web có uy tín và liên quan – sẽ có tác động lớn hơn đáng kể so với backlinks kém chất lượng. Google xem xét chất lượng của backlinks khi xác định thứ hạng trang web, do đó việc có backlinks chất lượng cao là rất quan trọng.

Bạn có thể tham khảo dịch vụ Backlink báo ClickOn để cải thiện hiệu suất SEO cho website của mình ngay tại đây.

8. Trang web không được tối ưu hóa tốt cho SEO

Tối ưu hóa SEO là yếu tố quan trọng để giúp trang web của bạn được tìm kiếm và hiển thị ở những vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm. Nếu không được tối ưu hóa tốt, website có thể gặp rất nhiều khó khăn để đạt được vị trí cao trong kết quả tìm kiếm.

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-12

Bên cạnh đó, website không được tối ưu hóa còn làm giảm lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm và từ người dùng. Các vấn đề như tốc độ tải trang chậm, cấu trúc URL không rõ ràng, hoặc nội dung không được tối ưu hóa sẽ làm cho khả năng thu hút lượt truy cập giảm đi. Tối ưu hóa SEO không chỉ giúp thu hút lượt truy cập mà còn giúp giữ chân người dùng trên trang web. Ngược lại nếu website không được tối ưu hóa tốt, tỷ lệ thoát – tỷ lệ người dùng rời khỏi trang web sau khi xem một trang duy nhất có khả năng tăng rất cao.

9. Trang web không có trải nghiệm người dùng tốt

Trong những năm trở lại đây, trải nghiệm người dùng là một trong những yếu tố quan trọng để Google đánh giá và xếp hạng các trang web trong kết quả tìm kiếm. Trong đó, là tốc độ tải trang là tiêu chí cần thiết để đánh giá trải nghiệm người dùng.

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-13

Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang theo đường link sau: https://pagespeed.web.dev/?hl=vi

Cụ thể, Google đã tập trung phân tích vào 3 yếu tố cốt lõi để đánh giá tốc độ tải trang ba được gọi là Core Web Vitals : thời gian hiển thị nội dung chính (LCP), mức độ tương tác đáp ứng với người dùng (INP) và sự ổn định của bố cục trang web (CLS).

9-ly-do-vi-sao-website-cua-ban-seo-mai-khong-len-top-14

Mặc dù các nhà Google cho rằng các yếu tố này chỉ là một phần nhỏ và chỉ ảnh hưởng đến việc xếp hạng các trang web trong trường hợp các trang cạnh tranh gần nhau với các yếu tố khác. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là yếu tố quyết định vị trí website của bạn so với những đối thủ khác.

Trên đây là 9 nguyên nhân khiến website SEO mãi không lên TOP. Việc không thể đưa website lên top tìm kiếm Google có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn đảm bảo trang web của mình được Google lập chỉ mục, tối ưu hóa từ khóa mục tiêu và tối ưu hóa SEO thì cơ hội để xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm không còn xa nữa. Hãy theo dõi ClickOn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!



Bài viết liên quan